Đi bộ có nhiều lợi ích cho sức khỏe,óiquenđibộphổbiếntànphácơthểbạlink chơi bắn cá trong đó rèn luyện sức khỏe tim mạch, giảm cân và giảm lo lắng là một vài trong số những lợi ích lớn nhất. Tuy nhiên, nếu bạn muốn cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần của mình thông qua đi bộ, bạn sẽ muốn đảm bảo rằng mình đang chăm sóc cơ thể đúng cách trong quá trình này.
Bác sĩ chữa bệnh về chân Thiên Trinh, người sáng lập công ty đế giày và giày thể thao Stryda, gần đây chia sẻ 6 thói quen đi bộ phổ biến mà bạn nên tránh để không làm ảnh hưởng đến cơ thể:
Đi bộ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Ảnh: Duke Today
1. Ngả người ra sau
Đây là một trong những thói quen xấu tinh vi mà bạn thậm chí có thể không nhận ra mình đang mắc phải. Tuy nhiên, việc ngả người về phía sau khi đi bộ có nghĩa là trọng lượng cơ thể đang chống lại bạn, Trinh chia sẻ trong một video trên kênh TikTok của mình. Thay vào đó, anh khuyên bạn nên nghiêng người về phía trước một chút 'vì làm thế là bạn đang sử dụng trọng lượng của mình làm động lượng'.
2. Bàn chân xoay vào trong
"Rất nhiều trẻ em có thói quen này, và nhiều người lớn cũng làm như vậy", Trinh nói, khuyên mọi người nên tránh và khắc phục bởi việc đi xoay bàn chân vào trong đã khiến đầu gối xoay vào trong một cách không thuận lợi.
3. Bàn chân hướng ra ngoài
Trinh giải thích rằng động tác đi bộ nhưng hướng bàn chân ra ngoài 'buộc bạn phải tấn công lên phần bên ngoài gót chân, truyền một lực rất góc cạnh lên đầu gối, hông và lưng của bạn'.
"Trên hết, nó thực sự cắt đứt hoạt động của cơ mông, và theo thời gian, bạn sẽ nhận thấy cơ mông của mình trở nên yếu hơn vì thói quen đi bộ này", Trinh nói. .
Theo chuyên gia, cách tốt nhất là bạn nên để chân hướng thẳng về phía trước, khi bước từng bước, hãy nhấn mạnh ngón chân cái để kích hoạt cơ mông.
4. Đi từng bước ngắn
Trinh cho biết đi bộ từng bước ngắn rất kém hiệu quả. Anh giải thích: "Nó giống như chu trình đi - dừng, và một lần nữa, điều đó có nghĩa là trọng lượng và luồng chuyển động của bạn không liên tục". Trinh cũng chỉ ra rằng việc thực hiện các bước dài hơn sẽ giúp cơ mông của bạn hoạt động tốt hơn.
5. Vung tay không đều hoặc không vung tay
Chuyển động của cánh tay đóng một vai trò rất lớn trong hiệu quả của thói quen đi bộ, vì vậy bạn nên đảm bảo rằng mình đang sử dụng chúng một cách chính xác.
Theo Thiên Trinh, nếu bạn vung tay không đều hoặc không vung chúng chút nào, điều đó "sẽ tạo ra tất cả mọi sự mất cân bằng trong toàn bộ chuỗi chuyển động của bạn, ở cột sống, ở hông, ở đầu gối, bởi vì nếu bạn không vung tay thì bạn sẽ có xu hướng vung thứ khác để bù lại".
6. Đi lấn sang đường chính giữa
Trinh ví kiểu đi này giống kiểu đi của siêu mẫu, hai chân bắt chéo qua đường giữa cơ thể theo mỗi bước đi. "Thật không tốt nếu đặt các lực góc vào nơi chúng không thuộc về", anh nói.
Theo vật lý trị liệu, đây được gọi là dáng đi bắt chéo và nó có thể gây ra các vấn đề với đầu gối, hông, bàn chân, ống chân và dải chậu chày của bạn.
Với tất cả những thói quen đi bộ cần tránh này, Trinh lưu ý rằng bạn không nên hoảng sợ nếu thỉnh thoảng bắt gặp mình thực hiện chúng. "Nhưng nếu bạn vẫn thường làm như vậy thì có lẽ sẽ không ổn khi bạn đã bước sang tuổi 40, 50, 80, 90. Do đó, hãy chăm sóc cơ thể và sử dụng việc đi bộ như một công cụ để giữ dáng và khỏe mạnh", Trinh khuyên.
Tuyên bố về bản quyền: Tài nguyên trên trang này đều được lấy từ Internet, nếu quyền của bạn bị vi phạm, vui lòng liên hệ với chúng tôi và chúng tôi sẽ xóa nó trong vòng 24 giờ.